Skip to main content

Duy Quang – Wikipedia tiếng Việt


Duy Quang (sinh ngày 4 tháng 11 năm 1950 tại Chợ Neo – Thanh Hóa [1],[cần dẫn nguồn] mất ngày 19 tháng 12 năm 2012 tại California, Hoa Kỳ[2]), tên thật Phạm Duy Quang, là một ca sĩ, nhạc sĩ Việt Nam. Ông được coi là một trong những ca sĩ nổi bật của tân nhạc Việt Nam thuộc thế hệ thứ hai, với chất giọng ngọt ngào, tình cảm[3]. Ông hát nhiều thể loại: nhạc tình 54-75, nhạc tiền chiến và một ít bài nhạc vàng, tuy nhiên nổi tiếng nhất với những bài tình ca do cha ông, nhạc sĩ Phạm Duy sáng tác[3][4].





Ca sĩ Duy Quang là trưởng nam của nhạc sĩ Phạm Duy và nữ danh ca Thái Hằng, người gốc Hà Nội, sinh tại Chợ Neo, Thanh Hóa. Tên khai sinh của ông là Phạm Duy Quảng, tuy nhiên khi gia đình di cư vào Nam, làm lại giấy khai sinh thì bị ghi sai thành Phạm Duy Quang[3].

Năm 1 tuổi, Duy Quang theo gia đình vào Sài Gòn. Ông, cũng như những người em khác trong gia đình, được cha hướng theo nghiệp âm nhạc từ nhỏ[5]. Ông khởi nghiệp ca sĩ từ năm 17 tuổi, nhưng rành nhạc lý từ năm 10 tuổi, ngoài hát, ông còn biết chơi Mandolin, Guitar, Piano, Trống[6].

Duy Quang bắt đầu có tiếng vào năm 1969 khi thành lập nhóm nhạc gia đình "The Dreamers" với các thành viên trong gia đình mình. The Dreamers trở thành một ban nhạc tiên phong cho phong trào trình diễn nhạc nước ngoài và nhạc trẻ, với những bài hát nhạc ngoại lời Việt của The Rolling Stones, The Carpenters, The Beatles, The Shadows[6]. Bên cạnh đó, ông còn được cha sáng tác riêng cho một số tình khúc phù hợp với chất giọng, như Còn Một Chút Gì Để Nhớ, Đưa Em Tìm Động Hoa Vàng, Chỉ Chừng Đó Thôi, hay những bài phổ thơ Nguyễn Tất Nhiên như: Em Hiền Như Ma-soeur, Thà Như Giọt Mưa…, Cô Bắc Kỳ Nho Nhỏ, Anh vái trời, rất được ưa thích trong giới sinh viên thời bấy giờ, và đó cũng là những ca khúc gắn liền với tên tuổi ông về sau.[6] Ngoài ca hát, ông còn sáng tác một số nhạc phẩm, trong đó nổi bật nhất là ca khúc Kiếp đam mê được nhiều người yêu thích và nhiều ca sĩ thể hiện[5].

Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, gia đình ông ly tán do cha mẹ ông đã di tản ra nước ngoài, còn anh và các em không theo kịp. Ông gần như không hoạt động âm nhạc cho đến năm 1978, sang Pháp và 1 năm sau đó, khi chuyển qua Mỹ định cư. Tại đây ông tiếp tục sự nghiệp ca hát của mình với những ca khúc trữ tình hải ngoại. Thời gian này anh kết hôn với nữ danh ca Julie, nhưng không đăng ký kết hôn. Năm 1982, ông và Julie chia tay sau khi có chung một người con gái[7]. Hai năm sau ông kết hôn chính thức với bà Mỹ Hà[7], lúc đó là hoa khôi người Việt ở Washington, cho đến khi hai người chính thức chia tay vào năm 2002.[6][7]

Năm 2004, Duy Quang có ý định về Việt Nam, một năm sau, ông cùng Duy Cường và cha là nhạc sĩ Phạm Duy về nước[8] và mua một căn nhà để sống ở quận 11, thành phố Hồ Chí Minh. Tại quê nhà, ông tiếp tục đi hát những bài tình ca cũ, ngoài ra còn kinh doanh phòng trà.

Năm 2007, ông kết hôn lần hai với nữ ca sĩ Yến Xuân, nhưng cuộc hôn nhân mau chóng đổ vỡ sau đó hai năm.[6] Sau lần đổ vỡ này, ông ít tham gia các sự kiện, sống khép kín, lặng lẽ. Tháng 10 năm 2012, ông bị phát hiện mắc bệnh ung thư gan giai đoạn muộn. Ngày 7 tháng 11 cùng năm, ông được gia đình đưa qua Mỹ chữa trị. Thời gian này ông sa sút rất nhanh, cân nặng chỉ còn 20 ký, sức khỏe yếu và thường hôn mê sâu. Đến 11 giờ 39 phút giờ địa phương (19:39 GMT) ngày 19 tháng 12 năm 2012, ông qua đời.[3][7]

Trước khi ông qua đời ít lâu, ngày 2 tháng 12 năm 2012, một số bạn hữu của Duy Quang đã thực hiện đêm nhạc "Ðêm Hội Ngộ Duy Quang" tại California, thể hiện tinh thần "một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ", với sự tham gia của Elvis Phương, Kiều Nga, Hương Lan, Công Thành & Lynn, Phi Khanh, Thái Châu, Tuấn Ngọc, Don Hồ,...[9][10]



Đời tư[sửa | sửa mã nguồn]


Duy Quang có một sự nghiệp thuận lợi với sự dẫn dắt của người cha là nhạc sĩ Phạm Duy, nhưng về chuyện tình duyên, ông không được hạnh phúc[5][7]. Tình yêu đầu đời và được biết đến nhiều nhất của ông là với ca sĩ Julie Quang, từng cùng ông là một cặp tình nhân lý tưởng trên sân khấu từ trước 1975. Thời kỳ ở Mỹ, hai người đã trở thành vợ chồng tuy không hôn thú[7], có với nhau một người con gái[7]. Tuy nhiên cặp đôi sớm đến hồi chia cắt, theo Duy Quang thì do khi đó ông còn quá trẻ, chẳng có kinh nghiệm trong đời.[6] Hai năm sau khi chia tay Julie, ông có cuộc hôn nhân chính thức với hoa khôi Mỹ Hà từ năm 1984 đến 2002, cuộc hôn nhân kéo dài 18 năm và có hai người con gái.[6] Theo lời ông kể, bà Mỹ Hà là người mê cờ bạc, khiến ông phải cầm cố gia sản nhiều lần để trả nợ[7], cuối cùng, "lấy nhau không phải vì tiền mà lại xa nhau vì đồng tiền đỏ đen"[6]. Cuộc hôn nhân thứ ba và cuối cùng của ông với ca sĩ Yến Xuân, vào năm 57 tuổi, năm 2007[11], thì chỉ kéo dài được 2 năm[6][7][12].


Gia đình nghệ sĩ[sửa | sửa mã nguồn]


Duy Quang là một thành phần trong đại gia đình nghệ sĩ. Ngoài người cha là nhạc sĩ Phạm Duy, mẹ là ca sĩ Thái Hằng, còn có dì ruột là danh ca Thái Thanh, cậu ruột là các nhạc sĩ Phạm Đình Chương, Phạm Đình Viêm (tức Hoài Trung) và nghệ sĩ Phạm Đình Sỹ. Các em ruột anh, Thái Hiền, Thái Thảo, Duy Cường đều thành công trên con đường nghệ thuật. Ngoài ra ông còn có em rể là ca sĩ Tuấn Ngọc (chồng của Thái Thảo), các em họ như Mai Hương, Ý Lan.


Tác phẩm[sửa | sửa mã nguồn]


  • Kiếp Đam Mê

  • Quê Hương Mời Gọi

  • Em Là Tất Cả (nhạc Ngoại lời Việt)

  • Nàng (nhạc Ngoại lời Việt)

  • Em Vẫn Không Đổi Thay (nhạc Ngoại lời Việt)

Các tiết mục đã trình diễn trên các sân khấu lớn[sửa | sửa mã nguồn]


Trung tâm Thúy Nga[sửa | sửa mã nguồn]










































































































































STTTiết mụcThể hiện vớiChương trìnhNăm
1Người Ở Lại Charlie (Trần Thiện Thanh)Phương Hồng NgọcGiọt Nước Mắt Cho Việt Nam1987
2Định Mệnh (Song Ngọc)Phượng MaiParis By Night 41987
3Tình Hoài Hương (Phạm Duy)Họa MiNước Non Ngàn Dăm Ra Đi1987
4Chiều Tây Đô (Lam Phương)Phượng MaiMùa Xuân Nào Ta Về1992
5Tóc Mai Sợi Vắn Sợi Dài (Phạm Duy)Ái VânParis By Night 181992
6LK Chuyện Tình Buồn, Ngàn Năm Vẫn Không Quên (Phạm Duy)soloParis By Night 191993
7LK Trả Lại Em Yêu, Con Đường Tình Ta Đi (Phạm Duy)Ái VânParis By Night 191993
8LK Hát Cho Ngày Hôm QuaElvis Phương, Tuấn Ngọc, Anh KhoaParis By Night 201993
9Bản Tình Ca Cho Em (Ngô Thụy Miên)soloParis By Night 211993
10Tình Nghĩa Đôi Ta Chỉ Thế Thôi (Lam Phương)Phi KhanhParis By Night 221993
11LK KhôngThái Châu, Elvis PhươngParis By Night 241993
12Ô Mê Ly (Văn Phụng)Ái Vân, Phi Khanh, Ngọc Trọng, Elvis Phương, Chí TàiParis By Night 241993
13Đốt Lá Trên Sân (Phạm Duy)Thái HiềnParis By Night 251994
14LK Chiều Mưa Biên GiớiPhương Hồng QuếParis By Night 251994
15Đàn Bà (Song Ngọc)Elvis PhươngParis By Night 261994
16Mưa Trên Phím Ngà (Văn Phụng)soloParis By Night 271994
17Tiếng Hát Với Cung Đàn (Văn Phụng)Ái Vân, Phi Khanh, Elvis PhươngParis By Night 271994
18Vó Câu Muôn Dặm (Văn Phụng)Nguyễn Hưng, Anh Khoa, Ngọc Trọng, Chí Tài, Chí Thiện, Nhất LýParis By Night 271994
19LK Những Gì Cho Em, Chờ (Lam Phương)Anh KhoaParis By Night 281994
20LK Thà Như Giọt MưaThái ChâuParis By Night 291994
21Chiến Sĩ Vô Danh (Phạm Duy)Elvis Phương, Tuấn NgọcParis By Night 301995
22Tình Cầm (Phạm Duy)soloParis By Night 301995
23LK Viễn Du, Mẹ Trùng Dương (Phạm Duy)Thái Hiền, Thái Thảo, Thiên PhượngParis By Night 301995
24Mộng Sầu (Trầm Tử Thiêng)DalenaParis By Night 311995
25Tôi Với Trời Bơ Vơ (Tùng Giang)soloParis By Night 321995
26Tiếng Mưa Đêm (Đức Huy)soloParis By Night 331995
27Xóm Đêm (Phạm Đình Chương)Thế Sơn, Nguyễn HưngParis By Night 351996
28Yesterday (LV: Lê Hựu Hà, Nguyễn Trung Cang)Thái Hiền, Thái Thảo, Tuấn NgọcParis By Night 461998
29Một Chiều Đông (Tuấn Khanh)soloParis By Night 642002
30Lời Đắng Cho Một Cuộc Tình (Nhật Ngân)soloParis By Night 662002
31LK Ngô Thụy MiênKhánh Ly, Khánh Hà, Tuấn NgọcParis By Night 662002
32LK Lời Yêu ThươngTuấn Ngọc, Thái Châu, Đức HuyParis By Night 942008
33Giọt Lệ Cho Ngàn Sau (Từ Công Phụng)Phi KhanhParis By Night 1002010

Trung tâm Asia[sửa | sửa mã nguồn]














































STTTiết mụcThể hiện vớiChương trìnhNăm
1Tombe La Neige - Tuyết Rơi (LV: Phạm Duy)Billy ShaneASIA 21993
2Áo dài Quê Hương (Anh Bằng)soloASIA 41994
3LK Mùa Đông Của Anh (Trần Thiện Thanh), Trên Đỉnh Mùa Đông (Trần Thiện Thanh), Đêm Đông (Nguyễn Văn Thương), Tình Chết Theo Mùa Đông (Lam Phương)Tuấn Ngọc, Trung HànhASIA 61994
4Chỉ Chừng Đó Thôi (Phạm Duy)soloASIA 71995
5Kiếp Đam Mê (Duy Quang)soloASIA 91995
6Đưa Em Tìm Động Hoa Vàng (Phạm Duy)soloASIA 131996
7Người Ở Lại Charlie (Trần Thiện Thanh)Thanh LanASIA 211998
8Ngậm Ngùi (Phạm Duy)soloASIA 271999
9LK Hòn Vọng Phu 1, 2, 3 (Lê Thương)Hoàng Oanh, Thanh LanASIA 342001
10LK Em Hiền Như Ma Souer (Phạm Duy, Nguyễn Tất Nhiên), Em Đâu Hiểu Gì (LV: Thanh Lan), Tình khúc Buồn (Ngô Thụy Miên), Bang Bang (LV: Phạm Duy), Mùa Hè Vô Tận (LV: Thanh Lan)Thanh LanASIA 372002

Trung tâm Mây - Dạ Lan[sửa | sửa mã nguồn]










STTTiết mụcThể hiện vớiChương trìnhNăm
1Cõi Buồn (Anh Bằng)soloHollywood Night 161997



Comments

Popular posts from this blog

Greg Mathis - Wikipedia

Gregory Ellis Mathis (sinh ngày 5 tháng 4 năm 1960) là một thẩm phán Tòa án quận 36 đã nghỉ hưu của Michigan đã trở thành trọng tài của Giải thưởng Emmy Daytime, chiến thắng tại tòa án thực tế, Thẩm phán Mathis . Được sản xuất tại Chicago, Illinois, chương trình của anh đã được phát sóng từ ngày 13 tháng 9 năm 1999 và bắt đầu kỷ niệm mùa thứ 20 bắt đầu vào thứ Hai, ngày 3 tháng 9 năm 2018. [2] [3] Xuất phát từ sự thành công của loạt phòng xử đáng kính của anh, Mathis cũng đã thực hiện tự xưng là một nhà lãnh đạo nổi bật trong cộng đồng người Mỹ da đen với tư cách là một diễn giả động lực văn hóa đen. [4] Mathis tự hào là người trị vì lâu nhất trong số bất kỳ chủ tịch người Mỹ gốc Phi nào làm thẩm phán tại tòa án, đánh bại Thẩm phán Joe Brown ] có chương trình kéo dài 15 mùa. Mathis cũng là trọng tài viên truyền hình phục vụ lâu thứ hai từ trước đến nay, chỉ sau Judith Sheindlin của Thẩm phán Judy trong ba mùa. Một vở kịch lấy cảm hứng từ tinh thần, Ở đó, Hoàn thành dựa trên

Jean-Marc Nattier - Wikipedia

Jean-Marc Nattier (17 tháng 3 năm 1685 - 7 tháng 11 năm 1766), họa sĩ người Pháp, sinh ra ở Paris, con trai thứ hai của Marc Nattier (1642 Nott1705), một họa sĩ vẽ chân dung và Marie Courtois (1655 Cẩu1703), một người thu nhỏ. Ông được chú ý vì chân dung của mình về các quý bà của triều đình vua Louis XV trong trang phục thần thoại cổ điển. Ông đã nhận được chỉ thị đầu tiên từ cha mình, và từ người chú của mình, họa sĩ lịch sử Jean Jouvenet (1644 Ném1717). Ông đăng ký vào Học viện Hoàng gia vào năm 1703 và tự mình áp dụng để sao chép hình ảnh trong Cung điện Luxembourg, thực hiện một loạt các bức vẽ về chu kỳ vẽ tranh Marie de Médici của Peter Paul Rubens. Ấn bản (1710) các bản khắc dựa trên những bức vẽ này đã khiến Nattier trở nên nổi tiếng, nhưng ông đã từ chối tiếp tục đến Học viện Pháp tại Rome, mặc dù ông đã giành giải nhất tại Học viện Paris khi mới mười lăm tuổi. Năm 1715, ông đến Amsterdam, nơi Peter Đại đế đang ở, và vẽ chân dung của Sa hoàng và hoàng hậu Catherine, nh

Chữ Hán phồn thể – Wikipedia tiếng Việt

Chữ Hán phồn thể (繁體漢字) hay chữ Hán chính thể là một trong hai bộ chữ in tiêu chuẩn của tiếng Trung. Dạng chữ viết phồn thể hiện nay đã xuất hiện lần đầu cùng với các văn bản ghi chép thời nhà Hán và ổn định từ thế kỷ 5 trong thời Nam Bắc triều. Thuật ngữ phồn thể hoặc chính thể được sử dụng để phân biệt với giản thể, một hệ thống chữ viết tiếng Trung được giản lược nét hoặc điều chỉnh bộ do chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quy định áp dụng từ năm 1949. Chữ Hán phồn thể hiện vẫn được sử dụng chính thức tại Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan), Hồng Kông và Ma Cao. Trong số các cộng đồng Hoa kiều hải ngoại (ngoại trừ Hoa kiều ở Singapore và Malaysia) thì chữ phồn thể được sử dụng phổ biến nhất. Chữ Hán giản thế chủ yếu được sử dụng ở Trung Quốc đại lục, Singapore và Malaysia trong các ấn bản chính thức. Việc sử dụng chữ chính thể hay giản thể vẫn là một vấn đề tranh cãi kéo dài trong cộng đồng người Hoa. Người Đài Loan và Hồng Kông cho rằng chữ giản thể của chính phủ Trung Quốc đại lụ