Skip to main content

Elvis Phương – Wikipedia tiếng Việt


Elvis Phương, tên thật là Phạm Ngọc Phương sinh ra vào ngày 1 thàng 2, 1945 tại thị xã Thủ Dầu Một, Bình Dương, là một ca sĩ nổi bật của nhạc trẻ Việt Nam. Sự nghiệp của ông trải dài trên 50 năm. Trong thời gian đó, ông luôn là một trong những ca sĩ hàng đầu. Elvis Phương hát nhiều thể loại nhạc: pop, rock và nhạc trữ tình Việt Nam.





Elvis Phương quê quán ở xã Sơn An, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, đi học trường Tây tại Sài Gòn. Ông khởi nghiệp chuyên hát ca khúc nước ngoài, mê vua nhạc rock Elvis Presley chính vì vậy Phạm Ngọc Phương đã đổi tên mình thành Elvis Phương.

Ông biểu diễn trước công chúng lần đầu vào năm 1962 tại trường dòng Regina Pacis.
Bài hát tiếng Việt đầu tiên Elvis Phương biểu diễn là Nửa đêm ngoài phố.
Ông tham gia nhiều ban nhạc như Rockin' Stars, Les Vampires... Là một trong những tay khuấy động phong trào nhạc trẻ đầu tiên của Sài Gòn trong ban nhạc Phượng Hoàng lúc ấy còn có Nguyễn Trung Cang, Lê Hựu Hà..., sau này trở thành một ca sĩ có thể hát nhiều thể loại từ rock, pop, trữ tình cho đến ca khúc trữ tình quê hương.

Elvis Phương thu âm rất nhiều các bài hát nổi tiếng, gắn liền với tên tuổi của ông phải kể đến: Vết thù trên lưng ngựa hoang (Phạm Duy), Đàn bà (Song Ngọc), Mười năm tình cũ, Mười năm yêu em (Trầm Tử Thiêng), Áo anh sứt chỉ đường tà (Phạm Duy), Bài thánh ca buồn (Nguyễn Vũ), Xé thư tình (Trương Hoàng Xuân), Cô hàng cà phê (Canh Thân), Trả lại em yêu (Phạm Duy) và tất nhiên là các ca khúc Phượng Hoàng. Các bản nhạc trữ tình của Nguyễn Trung Cang, Lê Hựu Hà như: Còn yêu em mãi, Yêu em, Tôi muốn...
Elvis Phương thường xuyên trình bày các tác phẩm của Nguyễn Ánh 9: Không, Cô đơn, Buồn ơi chào mi, Tình khúc chiều mưa; Vũ Thành An: Bài không tên số 5, Bài không tên cuối cùng; Trịnh Công Sơn: Chiều một mình qua phố; Lam Phương: Duyên kiếp (tên 1 album của ông), Cỏ úa; Nguyễn Văn Tý: Dư âm; Ngô Thụy Miên: Áo lụa Hà Đông, Paris có gì lạ không em...

Ông còn nổi tiếng với tài huýt sáo (Vết thù trên lưng ngựa hoang)

Ông có nhiều kết hợp với các ca sĩ nữ trên sân khấu, đặc sắc nhất gồm Ái Vân (cả nhạc trẻ và nhạc cảnh quê hương),Thanh Lan (các ca khúc ngoại quốc).

Trong đêm nhạc Sol Vàng với chủ đề Bước tình hồng diễn ra vào tối 8/10/2016, Elvis Phương bây giờ 71 tuổi đã hát 10 ca khúc như Tôi muốn, Yêu em, Thương nhau ngày mưa, Anh vẫn biết…, nhằm vinh danh cố nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang và Lê Hựu Hà trong ban nhạc Phượng Hoàng.[1]



Elvis Phương kết hôn 2 lần. Người vợ đầu tiên quê ở Đà Lạt, mất trong tai nạn giao thông năm 1970. Nhiều năm sau, sau khi định cư ở Hoa Kỳ, ông kết hôn với người vợ hiện tại Phan Lệ Hoa.

Elvis Phương là anh trai của ca sĩ hải ngoại nổi tiếng Kiều Nga.

Elvis Phương định cư tại nước ngoài từ năm 1975, lúc đầu ở Pháp, sau đó ở Hoa Kỳ. Sau khi mổ tim vào năm 1998 ông cùng vợ về quê vợ tại Nha Trang[2]. Hiện thời thì ông cư trú tại quận 2, thành phố Hồ Chí Minh.



Trung tâm Thúy Nga[sửa | sửa mã nguồn]






























































































































































































































STTTiết mụcThể hiện vớiChương trìnhNăm
1Rồi Mai Tôi Đưa Em (Trường Sa)soloParis By Night 21986
2Khi Xa Sài Gòn (Kim Tuấn, Lê Uyên Phương)soloGiã Biệt Sài Gòn1986
3Để Quên Con Tim (Đức Huy)soloParis By Night 31986
41954 - 1975 (Phạm Duy)soloGiọt Nước Mắt Cho Việt Nam1987
510 Năm Tình Cũ (Trần Quảng Nam)soloParis By Night 41987
6Chờ NgườiPhương Hồng NgọcParis By Night 51987
7Người Yêu Tôi Khóc (Trần Thiện Thanh)Họa MiParis By Night 131991
8Bài Tango Cho Em (Lam Phương)Ái VânParis By Night 131991
9Qua Cầu Gió BayÁi VânParis By Night 141991
10Nhìn Nhau Lần Cuối (Anh Thái)Ái VânParis By Night 141991
11LK Mùa ThuÁi VânParis By Night 151991
12LK Định MệnhDalenaParis By Night 161992
13Tát Nước Đầu Đình (Y Vân)Ái VânParis By Night 171992
14Bài Thánh Ca Buồn (Nguyễn Vũ)soloParis By Night 181992
15Áo Anh Sứt Chỉ Đường Tà (Phạm Duy)soloParis By Night 191993
16Vợ Chồng Quê (Phạm Duy)Ái VânParis By Night 191993
17Trẩy Hội Ngày XuânÁi Vân, Ái ThanhParis By Night 201993
18LK Hát Cho Ngày Hôm QuaTuấn Ngọc, Duy Quang, Anh KhoaParis By Night 201993
19Xót Xa (Lam Phương)soloParis By Night 221993
20Tình Hồng Paris (Lam Phương)Ái VânParis By Night 221993
21LK KhôngThái Châu, Duy QuangParis By Night 241993
22LK Hãy Yêu Như Chưa Yêu Lần NàoÁi VânParis By Night 241993
23Ô Mê Ly (Văn Phụng)Ái Vân, Duy Quang, Phi Khanh, Ngọc Trọng, Chí TàiParis By Night 241993
24Dư Âm (Nguyễn Văn Tý)soloParis By Night 251994
25Hát Hội Trăng RằmÁi Vân, Ái Thanh, Chí TàiParis By Night 251994
26Đàn Bà (Song Ngọc)Duy QuangParis By Night 261994
27LK Giăng CâuHương Lan, Trang Thanh Lan, Quang BìnhParis By Night 261994
28Bên Lưng Đèo (Văn Phụng)Chí Tài, Chí ThiệnParis By Night 271994
29Tiếng Hát Với Cung Đàn (Văn Phụng)Ái Vân, Phi Khanh, Duy QuangParis By Night 271994
30Tình Chết Theo Mùa Đông (Lam Phương)soloParis By Night 281994
31LK Niềm Vui Đơn Côi, Cỏ Úa (Lam Phương)Ái VânParis By Night 281994
32Còn Yêu Em Mãi (Nguyễn Trung Cang)soloParis By Night 291994
33Chiến Sĩ Vô Danh (Phạm Duy)Duy Quang, Tuấn NgọcParis By Night 301995
34Kỷ Vật Cho Em (Phạm Duy)soloParis By Night 301995
35Bài Ca Sao (Phạm Duy)Ái VânParis By Night 301995
36Một Lần Miên Viễn Xót Xa (Nguyễn Đức Thành)soloParis By Night 321995
37Đàn Chim Tha Phương (Đức Huy)Ái Vân, Thanh Hà, Thế Sơn, Nguyễn Hưng, Mỹ HuyềnParis By Night 321995
38LK Mưa Chiều Kỷ NiệmÁi VânParis By Night 441998
39Màu Kỷ Niệm (Phạm Đình Chương, Nguyên Sa)soloParis By Night 441998
40Mùa Thu Xa Em (Ngô Thụy Miên)Ái VânParis By Night 461998
41Tâm Sự Gửi Về Đâu (Phạm Duy, Lê Minh Ngọc)soloParis By Night 461998
42LK Phút Đầu Tiên, Mấy Nhịp Cầu Tre (Hoàng Thi Thơ)Ái Vân, Hoàng Lan, Nguyễn HưngParis By Night 471999
43Rồi Một Ngày (Hoàng Thi Thơ)soloParis By Night 471999
44Trái Tim Không Ngủ Yên (Thanh Tùng)soloParis By Night 481999
45Rừng Lạng Sơn (Phạm Duy)soloParis By Night 491999
46LK Nhạc PhápThanh LanParis By Night 501999
47Không (Nguyễn Ánh 9)soloParis By Night 832006
48Niệm khúc cuối (Ngô Thụy Miên)Khánh LyParis By Night 942008
49LK Trăm Nhớ Ngàn Thương (Lam Phương), 10 Năm Tình Cũ (Trần Quảng Nam), Phải Chi Em Đừng Có Chồng (Mặc Thế Nhân)Ý LanParis By Night 1002010
50The House Of Rising SunsoloParis By Night 100 VIP Party2010
51Blue Suede ShoessoloParis By Night 100 VIP Party2010
52LK Nhạc PhápKhánh HàParis By Night 1042011
53Đàn Bà (Song Ngọc)soloParis By Night 104 VIP Party2012
54LK Lầm, Trăm Nhớ Ngàn Thương, Em Đi Rồi, Như Giấc Chiêm Bao (Lam Phương)Họa MiParis By Night 1092013

Trung tâm Asia[sửa | sửa mã nguồn]


















































STTTiết mụcThể hiện vớiChương trìnhNăm
1LK Yêu Người Yêu Đời, Tôi Muốn (Lê Hựu Hà)soloASIA 11992
2
LK Mười Năm Yêu Em (Trầm Tử Thiêng), Mười Năm Tình Cũ (Trần Quảng Nam)
solo
ASIA 9
1995
3
Thầm thì (Trầm Tử Thiêng, Trịnh Nguyễn)
Khánh Ly
ASIA 16
1997
4
Cõi Buồn (Anh Bằng)
solo
ASIA 18
1998
5
Quê nghèo (Phạm Duy)
solo
ASIA 21
1998
6
Vào Hạ (Lê Hựu Hà)
solo
ASIA 22
1998
7
Mặt Trời Đen (Nguyễn Trung Cang)
solo
ASIA 24
1999
8
Tequila (LV: Trường Kỳ)
solo
ASIA 25
1999
9
Bài Luân Vũ Mùa Mưa (LV: Trường Kỳ)
Thanh Lan
ASIA 26
1999
10
LK Phượng Hoàng
solo
ASIA 27
2000
11
Anh Vẫn Biết (LV: Phạm Duy)
solo
ASIA 28
2000

Sol Vàng[sửa | sửa mã nguồn]









Comments

Popular posts from this blog

Greg Mathis - Wikipedia

Gregory Ellis Mathis (sinh ngày 5 tháng 4 năm 1960) là một thẩm phán Tòa án quận 36 đã nghỉ hưu của Michigan đã trở thành trọng tài của Giải thưởng Emmy Daytime, chiến thắng tại tòa án thực tế, Thẩm phán Mathis . Được sản xuất tại Chicago, Illinois, chương trình của anh đã được phát sóng từ ngày 13 tháng 9 năm 1999 và bắt đầu kỷ niệm mùa thứ 20 bắt đầu vào thứ Hai, ngày 3 tháng 9 năm 2018. [2] [3] Xuất phát từ sự thành công của loạt phòng xử đáng kính của anh, Mathis cũng đã thực hiện tự xưng là một nhà lãnh đạo nổi bật trong cộng đồng người Mỹ da đen với tư cách là một diễn giả động lực văn hóa đen. [4] Mathis tự hào là người trị vì lâu nhất trong số bất kỳ chủ tịch người Mỹ gốc Phi nào làm thẩm phán tại tòa án, đánh bại Thẩm phán Joe Brown ] có chương trình kéo dài 15 mùa. Mathis cũng là trọng tài viên truyền hình phục vụ lâu thứ hai từ trước đến nay, chỉ sau Judith Sheindlin của Thẩm phán Judy trong ba mùa. Một vở kịch lấy cảm hứng từ tinh thần, Ở đó, Hoàn thành dựa trên

Jean-Marc Nattier - Wikipedia

Jean-Marc Nattier (17 tháng 3 năm 1685 - 7 tháng 11 năm 1766), họa sĩ người Pháp, sinh ra ở Paris, con trai thứ hai của Marc Nattier (1642 Nott1705), một họa sĩ vẽ chân dung và Marie Courtois (1655 Cẩu1703), một người thu nhỏ. Ông được chú ý vì chân dung của mình về các quý bà của triều đình vua Louis XV trong trang phục thần thoại cổ điển. Ông đã nhận được chỉ thị đầu tiên từ cha mình, và từ người chú của mình, họa sĩ lịch sử Jean Jouvenet (1644 Ném1717). Ông đăng ký vào Học viện Hoàng gia vào năm 1703 và tự mình áp dụng để sao chép hình ảnh trong Cung điện Luxembourg, thực hiện một loạt các bức vẽ về chu kỳ vẽ tranh Marie de Médici của Peter Paul Rubens. Ấn bản (1710) các bản khắc dựa trên những bức vẽ này đã khiến Nattier trở nên nổi tiếng, nhưng ông đã từ chối tiếp tục đến Học viện Pháp tại Rome, mặc dù ông đã giành giải nhất tại Học viện Paris khi mới mười lăm tuổi. Năm 1715, ông đến Amsterdam, nơi Peter Đại đế đang ở, và vẽ chân dung của Sa hoàng và hoàng hậu Catherine, nh

Chữ Hán phồn thể – Wikipedia tiếng Việt

Chữ Hán phồn thể (繁體漢字) hay chữ Hán chính thể là một trong hai bộ chữ in tiêu chuẩn của tiếng Trung. Dạng chữ viết phồn thể hiện nay đã xuất hiện lần đầu cùng với các văn bản ghi chép thời nhà Hán và ổn định từ thế kỷ 5 trong thời Nam Bắc triều. Thuật ngữ phồn thể hoặc chính thể được sử dụng để phân biệt với giản thể, một hệ thống chữ viết tiếng Trung được giản lược nét hoặc điều chỉnh bộ do chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quy định áp dụng từ năm 1949. Chữ Hán phồn thể hiện vẫn được sử dụng chính thức tại Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan), Hồng Kông và Ma Cao. Trong số các cộng đồng Hoa kiều hải ngoại (ngoại trừ Hoa kiều ở Singapore và Malaysia) thì chữ phồn thể được sử dụng phổ biến nhất. Chữ Hán giản thế chủ yếu được sử dụng ở Trung Quốc đại lục, Singapore và Malaysia trong các ấn bản chính thức. Việc sử dụng chữ chính thể hay giản thể vẫn là một vấn đề tranh cãi kéo dài trong cộng đồng người Hoa. Người Đài Loan và Hồng Kông cho rằng chữ giản thể của chính phủ Trung Quốc đại lụ